Tập thể dục được coi là “thần dược” chữa rất nhiều loại bệnh và bệnh gout không phải một ngoại lệ.
Bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến ở độ tuổi trung niên tại Việt Nam. Đây là một căn bệnh đem lại nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống cơ bắp và xương. Để có thể tập luyện và cải thiện sức khỏe khi mắc phải căn bệnh này, Fit4ever sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
1. Lợi ích của việc tập thể dục với người bị bệnh gout :
Bạn muốn giảm đau do bệnh gout, tăng phạm vi chuyển động và cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn? Tập thể dục sẽ giúp bạn có tất cả những điều này. Thói quen tập luyện cũng giúp bạn giảm cân, điều này rất cần thiết cho người bị bệnh gout. Cân nặng dư thừa làm tăng axit uric trong cơ thể, gia tăng khả năng bị bệnh gout. Ngoài ra, việc giảm cân sẽ giúp giảm bớt áp lực lên các khớp. Và đừng quên rằng, tập thể dục đầy đủ cũng giúp bạn giữ sức khỏe tổng thể.
2. Các bài tập phù hợp :
2.1 Bài tập giãn cơ
Mục đích của việc tập giãn cơ là giảm tích tụ acid uric trong cơ thể, đặc biệt là máu. Đồng thời, bài tập này còn có tác dụng tăng độ linh hoạt cũng như khả năng hoạt động của cơ. Từ đó, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm và tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.
2.2 Bài tập cardio tác động thấp
Tập thể dục tim mạch sẽ giúp tăng cường chức năng phổi và khả năng sử dụng oxy của cơ thể để chuyển hóa axit. Hầu hết các bài tập aerobic đều giúp tăng cường cơ bắp ở phần thân dưới cơ thể. Hãy chọn các bài tập aerobic có tác động thấp như đi bộ thể dục, leo cầu thang hoặc khiêu vũ. Hãy bắt đầu với 10 phút mỗi ngày và đặt mục tiêu 30-45 phút mỗi ngày, 5 ngày/ tuần.
2.3 Tập Aerobic nhẹ nhàng
Khi bị gout, bạn nên thực hiện các bài tập aerobic nhẹ nhàng để cải thiện. Tác dụng của bài tập này tăng cường sức mạnh của cơ bắp dưới. Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên tập 10 phút/ngày. Sau đó, tăng dần cường độ lên để đạt đến mức 30 – 45 phút/ngày là được. Tần suất tập luyện phù hợp nhất là 5 ngày/tuần.
2.4 Bơi lội
Bơi lội được xem là bài tập vàng đối với những người đang mắc bệnh lý xương khớp. Đây là bộ môn vận động dưới nước, ít gây áp lực lên xương khớp trong suốt quá trình tập luyện. Tác dụng của bài tập này là cải thiện độ linh hoạt của tứ chi, giảm đau nhức tại khớp do gout gây ra, giúp xương khớp và cột sống trở nên dẻo dai hơn.
Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên bơi từ từ rồi tăng dần thời gian lên. Bạn có thể khởi đầu với tần suất tập luyện là 2 lần/tuần và mỗi lần tập nên kéo dài khoảng 15 phút. Sau đó, tăng dần thời gian tập luyện cho đến khi đạt được mục tiêu là 30 – 45 phút/lần.
2.5 Bài tập rèn luyện sức mạnh
Nếu bạn không năng động vì các khớp bị đau và sưng thì các cơ có thể bị yếu. Nâng tạ và thực hiện các bài tập kháng lực sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức bền. Cơ bắp khỏe hơn hỗ trợ các khớp và ngăn ngừa chấn thương. Hãy di chuyển chậm để ngăn ngừa chấn thương và tăng cường tập luyện để khỏe mạnh hơn. Khi bạn khỏe hơn, bạn sẽ dễ dàng thực hiện những hoạt động hàng ngày như leo cầu thang và nâng vật nặng.
2.6 Tập yoga
Yoga cũng là một trong những phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị bệnh gout khá tốt. Mục đích của việc tập yoga là điều chỉnh nhịp thở, kéo giãn cơ bắp và tăng cường độ dẻo dai của xương khớp. Ngoài ra, tập yoga còn có tác dụng giải tỏa stress và cải thiện tâm trạng rất tốt. Một số tư thế yoga tốt cho người bị gout là tư thế rắn hổ mang, tư thế em bé, tư thế chiến binh, tư thế nằm ôm gối,…
3. Lưu ý khi tập thể dục hỗ trợ điều trị gout :
Tập luyện đúng cách với cường độ vừa phải để hỗ trợ điều trị bệnh. Trường hợp tập luyện quá sức sẽ gây ra một số rủi ro như tràn dịch ổ khớp, khiến tổn thương tại khớp trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh.
Khi bệnh gout đang trong giai đoạn viêm cấp tính, người bệnh không nên vận động hoặc tập luyện quá mạnh. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên mặt khớp và khiến sụn khớp bị hư hỏng, ảnh hưởng không tốt đến khu vực bị tổn thương. Đồng thời, vận động còn khiến tinh thể muối tăng cọ xát vào phần mềm, khiến triệu chứng đau nhức trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Để tránh làm tăng acid uric trong máu, bạn cần hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purin và thực phẩm giàu đạm. Đồng thời, uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải acid uric qua thận.